Làm sao để tạo sự khác biệt sản phẩm trong kinh doanh?
Khác biệt hóa sản phẩm là một trong những chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp, công ty áp dụng. Nó mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ trên thị trường.
Thế nào là khác biệt hóa sản phẩm?
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là quá trình xây dựng, mô tả và tiếp thị nhằm tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm tương tự mà đối thủ cạnh tranh cung cấp trên thị trường.
Có thể nói đây là một quá trình định vị sản phẩm trong nhận thức của khách hàng. Giúp sản phẩm của bạn trở nên đặc biệt hơn, không lẫn vào đâu và đủ sức cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Vậy tại sao cần khác biệt hóa sản phẩm kinh doanh?
Đối với người kinh doanh, sở hữu sản phẩm có sự khác biệt là một trong những bí quyết thành công bởi nó mang lại những “điểm cộng” không thể phủ nhận sau:
- Giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và dễ dàng được nhận biết hơn so với các đối thủ của mình, từ đó tăng khả năng cạnh tranh
- Tác động nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của bạn trở nên khan hiếm hơn, giảm đáng kể các mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh
- Theo thời gian có thể tạo ra một lượng khách hàng trung thành đủ lớn nhờ điểm khác biệt của sản phẩm, tăng tỷ lệ chuyển đổi mua sắm trong các lần tiếp theo.
Đây là lợi ích của việc khác biệt hóa thành công sản phẩm của bạn. Hay nói đơn giản hơn, mục đích của việc này là tạo cho sản phẩm của bạn một lợi thế thu hút trong chính nhận thức, cảm nhận của khách hàng về những gì độc đáo và duy nhất mà họ sẽ nhận được khi lựa chọn sản phẩm của bạn.
3 loại khác biệt hóa sản phẩm
Một chiến lược khác biệt hóa sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra, nhưng việc phân loại lại dựa trên cảm nhận của khách hàng. Bởi mỗi người có một cách tiếp nhận, đánh giá và nhận xét khác nhau. Nó không phải là những gì mà doanh nghiệp nhìn thấy được từ sản phẩm của mình mà phải từ góc độ của người tiêu dùng.
3 loại khác biệt hóa sản phẩm:
1. Khác biệt hóa sản phẩm theo chiều ngang: Là những khác biệt của sản phẩm mà không thể đánh giá chính xác về chất lượng. Ví dụ, nếu bạn đang bán các mẫu áo sơ mi giống hệt nhau, thoạt nhìn bạn không thể phân biệt được mẫu nào chất lượng hơn. Lúc này người tiêu dùng sẽ chọn cái nào dễ mua hơn và thương hiệu nào nổi tiếng hơn nhiều.
2. Khác biệt hóa sản phẩm theo chiều dọc: Sự khác biệt của sản phẩm được đánh giá về mặt chất lượng khi người ta có thể so sánh cái nào tốt hơn.
3. Khác biệt đơn giản (hoặc hỗn hợp): nó không đưa sự so sánh rõ ràng về chất lượng mà phân biệt hóa dựa trên nhiều đặc điểm. Có thể so sánh dựa trên các đặc điểm khác nhau của sản phẩm như chất liệu, thiết kế, giá cả, thương hiệu, ưu điểm và tính năng...
Cách tạo sự khác biệt hóa cho sản phẩm kinh doanh
Có nhiều cách để tạo sự khác biệt cho sản phẩm, nhưng bạn cần hiểu lợi ích của mình đang nắm là gì? Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? và họ đã xây dựng sự khác biệt sản phẩm nào? Yếu tố nào dễ tác động đến tâm lý của người tiêu dùng từ đó lựa chọn phương thức?
Có nhiều phương pháp tạo sự khác biệt hóa cho sản phẩm kinh doanh
Tùy theo điều kiện và đặc điểm sản phẩm (dịch vụ) của mỗi doanh nghiệp, chúng tôi có thể mách bạn những phương thức phổ biến như sau:
- Phương thức khác biệt hóa sản phẩm theo giá: Đây là yếu tố dễ đánh vào tâm lý của người tiêu dùng. Các sản phẩm cao cấp hoàn toàn có thể tách biệt với các sản phẩm đại trà, rẻ hơn trên thị trường.
- Phương pháp khác biệt hóa sản phẩm xét về thuộc tính: Thuộc tính của sản phẩm bao gồm xuất xứ, chất liệu, công nghệ sản xuất, hình dáng, kích thước, v.v.
- Phương pháp khác biệt hóa sản phẩm về công năng và chất lượng: Hiệu quả sử dụng, chất lượng sử dụng luôn tạo ra sự khác biệt và để lại ấn tượng mạnh với người tiêu dùng.
- Phương pháp khác biệt hóa sản phẩm về độ tin cậy: Tương tự như cách phân loại theo chiều ngang, khi không đánh giá được chất lượng thì hầu hết sẽ dựa vào thương hiệu để đưa ra quyết định. Một thương hiệu được định vị tốt giúp tạo ra sự khác biệt ấn tượng cho sản phẩm.
- Cách tạo sự khác biệt cho sản phẩm về mặt thiết kế: Tính thẩm mỹ là cái mà người tiêu dùng có thể quan sát được ngay, một mẫu mã đẹp, bắt mắt sẽ tạo được ấn tượng tốt. Điều này dễ dàng nhận thấy khi ra mắt một sản phẩm đến từ một thương hiệu cao cấp đắt tiền.
- Phương pháp khác biệt hóa sản phẩm về mặt kênh phân phối: Các thương hiệu nổi tiếng như Zara, H&M chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam tuy nhiên, nó không được tìm thấy ở các siêu thị nhỏ, mà là ở các trung tâm thương mại lớn.
Mang lại lợi thế cạnh tranh cực lớn, tạo sự khác biệt cho sản phẩm là điều mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng và thành công. Tuy nhiên, không phải chiến lược khác biệt hóa sản phẩm nào khi thực hiện cũng mang lại hiệu quả tốt. Doanh nghiệp vẫn có thể thất bại khi xây dựng sai điểm khác biệt, truyền thông không đúng cách hoặc đi quá xa nhu cầu thực tế của khách hàng.
Xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng giúp chiến lược khác biệt hóa sản phẩm thành công
Để thực hiện thành công chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, doanh nghiệp cần phải xây dựng được "hành trình trải nghiệm khách hàng" nhằm đánh trúng trọng tâm nhận thức, nhu cầu của khách hàng mà không gây ra sự lãng phí.
⇒ KHÓA HỌC “XÂY DỰNG "HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG” được chia sẻ bởi Mr. Trần Anh Tuấn sẽ giúp anh/chị trang bị những kiến thức về chiến lược xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng của mình, hướng tới tăng doanh số bền vững.
👉 Tìm hiểu chi tiết tại: https://www.trananhtuan.com.vn/httnkhface2705
Thông tin liên hệ:
Hotline: 098 412 69 12
Gmail liên hệ: care.247business@gmail.com
Nhắn tin tư vấn: m.me/ct247business