5 chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng hiệu quả

Khách hàng là “xương sống” của mọi doanh nghiệp. Để tạo ra sự bền vững doanh nghiệp phải có khả năng thu hút và giữ chân khách hàng bằng những trải nghiệm đáng nhớ. Vậy, đâu là cách mang lại hiệu quả tối ưu giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng hiện nay? Cùng 247Business tìm hiểu tại bài viết sau. 

Có thể nói, trải nghiệm của khách hàng tốt chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp thực sự tốt. Doanh nghiệp làm tốt, các dịch vụ, sản phẩm của đơn vị sẽ làm cho những khách hàng khác cảm thấy hài lòng, phù hợp và tin tưởng và họ sẽ quay lại lần sau.

Sự hài lòng của khách hàng tỷ lệ thuận với doanh thu của doanh nghiệp, giúp tăng hiệu ứng lan truyền cho thương hiệu. Và nâng cao trải nghiệm của khách hàng chính là “chìa khóa” quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong thời kỳ này.     

5 cách nâng cao trải nghiệm nghiệm khách hàng

1. Cung cấp thông tin hữu ích và dễ dàng cho khách hàng tiềm năng
 
Trước khi khách hàng tiềm năng tương tác trực tiếp với doanh nghiệp của bạn, họ sẽ có những tương tác trong vài trò chủ động - tự tìm hiểu. Tất nhiên trường hợp này không tuyệt đối nhưng chiếm đa số. Bạn cũng có thể thấy rõ điều này. 

Trước khi đến cửa hàng mua sắm, họ có thể dành nhiều thời gian tìm kiếm thông tin trên các website thương hiệu, fan page,… Vì vậy, hãy tập trung vào việc cung cấp thông tin hữu ích và dễ dàng cho khách hàng tiềm năng của bạn bằng những gợi ý như:

- Xây dựng trang giới thiệu chi tiết

- Tập trung vào mô tả sản phẩm.

- Thêm liên kết đáng tin cậy

- Cải thiện chất lượng hình ảnh

- Giảm thiểu sự phân tán thị giác

2. Hiểu khách hàng cần gì và cá nhân hóa khách hàng

Để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt, cá nhân hóa là giải pháp tiếp theo chúng tôi muốn gửi đến bạn. Những tương tác mang tính cá nhân hóa cao luôn tạo ra cảm giác gần gũi, gắn bó và cảm xúc mạnh mẽ hơn cho bất kỳ ai.

Tất nhiên, để làm tốt công việc này, bạn phải thực sự hiểu rõ từng khách hàng. Cũng có thể phân nhóm dựa trên các đặc điểm chung để dễ quản lý cũng như đưa ra các tương tác phù hợp nhất. Càng cá nhân hóa cụ thế đến từng người thì hiệu quả trong trải nghiệm sẽ tăng theo tỷ lệ thuận.

Các doanh nghiệp có thể xây dựng tính cá nhân hóa trong trải nghiệm khách hàng của mình bằng cách:

- Khuyến khích khách hàng tạo hồ sơ người dùng và doanh nghiệp để có thể theo dõi chặt chẽ hành vi mua sắm của mình, đưa ra dự đoán và đề xuất sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

- Phân khúc khách hàng

- Thực hiện các chương trình khách hàng thân thiết như tặng quà, thưởng theo số lần mua hàng, tiêu chuẩn giới hạn chi tiêu.

...

>> ĐỌC THÊM: Doanh nghiệp làm gì để thấu hiểu khách hàng, tăng doanh thu?

3. Tạo kết nối cảm xúc với khách hàng

Đừng quá khuôn mẫu hay máy móc trong tương tác với khách hàng; thay vào đó, hãy thể hiện cảm xúc. Bởi trải nghiệm của khách hàng luôn có rất nhiều thành phần cảm xúc, và điều này ảnh hưởng đến nhận thức của mỗi cá nhân.

Có tới 50% trải nghiệm hoàn toàn dựa trên cảm xúc hơn là những đánh giá dựa trên lý trí, dựa trên con số. Lòng trung thành đối với một thương hiệu/doanh nghiệp xảy ra khi khách hàng cảm thấy được kết nối về mặt cảm xúc và ghi nhớ cảm giác của họ khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Theo nghiên cứu từ Harvard Business Review, các khách hàng được kết nối nhờ cảm xúc thường:
- Ít nhất 3 lần giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn
- Quay lại mua hàng trên 3 lần
- Không chủ ý có ý định mua ở nơi khác (44% cho biết họ hiếm khi hoặc không bao giờ tìm nơi khác để mua)
- Trở nên ít nhạy cảm hơn về giá (33% cho biết họ sẽ cần đối thủ cạnh tranh giảm giá từ 20% trở lên trước khi quyết định ngừng mua hàng từ công ty hiện tại).

4. Luôn ghi nhận phản hồi từ khách hàng trên các kênh giao tiếp số

Phản hồi khách quan của khách hàng là thông tin vô giá giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện về trải nghiệm của khách hàng. Phản hồi tích cực giúp chủ doanh nghiệp tự tin quảng bá hoạt động kinh doanh của mình và những lời chỉ trích có thể giúp cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số cách hiệu quả để thu thập phản hồi của khách hàng:

- Email:
Đây là cách hiệu quả nhất để thu thập phản hồi của khách hàng. Để thực hiện chiến lược email thành công, bạn cần ghi nhớ mục đích và bối cảnh. Khách hàng có nhiều khả năng phản hồi yêu cầu phản hồi của bạn hơn nếu họ biết lý do bạn quan tâm đến việc phản hồi. Vì vậy, hãy cẩn thận khi bạn yêu cầu phản hồi qua email.

- Trang web/Mạng xã hội:
Những điểm tiếp xúc khách hàng này là nơi tuyệt vời để tìm hiểu xem mọi người nghĩ gì về doanh nghiệp của bạn. Thống kê cho thấy trong ngành bán lẻ, nhà hàng và du lịch, 90% khách hàng tiềm năng thường xuyên đọc các đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng.

Nó cũng cho phép doanh nghiệp nhanh chóng phản hồi các đánh giá tiêu cực và trả lời các câu hỏi của khách hàng. Bằng cách đó, mọi người đều biết rằng những lời than phiền/khiếu nại của họ đều được lắng nghe.

- Tin nhắn văn bản:
Bạn có nghĩ rằng tin nhắn văn bản chỉ được sử dụng cho mục đích quảng cáo? Nhưng điều này là không đúng sự thật. Số liệu thống kê quan trọng: Khoảng 90% tin nhắn văn bản được khách hàng mở trong vòng 3 phút sau khi nhận được, với tỷ lệ phản hồi khoảng 30%.

5. Ưu tiên phát triển dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Một điều không thể phủ nhận là việc bán hàng luôn phải đi kèm với dịch vụ. Ngoài ra, dịch vụ khách hàng toàn diện và chuyên nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào sự thành công trong kinh doanh của công ty. Nếu bạn có bộ phận hỗ trợ khách hàng tốt, mọi người sẽ luôn muốn hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp của bạn, ngay cả khi sản phẩm của bạn đắt hơn một chút.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy cứ bốn khách hàng thì có một người sẵn sàng trả thêm 10% nếu họ biết rằng họ sẽ nhận được dịch vụ khách hàng xuất sắc. VinGroup là một ví dụ điển hình khi cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khách hàng tuyệt vời.

Nhìn chung, các chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng đều không quá khó để xây dựng và thực hiện. Song, các doanh nghiệp nên cân nhắc và chọn ra công cụ phù hợp nhất để đạt được thành công như mong đợi.

>> Theo dõi và đăng ký các chương trình, khóa học sắp tới của 247 Business Tại Đây

Thông tin liên hệ:
Hotline: 098 412 69 12
Gmail liên hệ: care.247business@gmail.com
Nhắn tin tư vấn: m.me/ct247business

Bài viết cùng danh mục