Doanh nghiệp làm gì để thấu hiểu khách hàng, tăng doanh thu?

Khi thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp có thể hiểu được nhu cầu và mong đợi của họ, từ đó có thể xây dựng các chiến lược và giải pháp giúp tối ưu hóa chuyển đổi và gia tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công ty đang phải vật lộn để tìm ra cách hiểu tâm lý khách hàng.

Thấu hiểu khách hàng là gì?

Thấu hiểu khách hàng (Customer Insight) là việc doanh nghiệp/ người bán hàng nắm bắt sâu sắc ý nghĩ, mong muốn, sự thật nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Thông thường, những mong muốn này không phải là những biểu hiện rõ rệt mà khách hàng thể hiện ra trong hành trình mua hàng của họ, mà đó là những lý do ẩn sâu bên trong mang tính tâm lý hoặc tiềm thức, thúc đẩy khách hàng thể hiện một thái độ hay thực hiện một hành động nào đó. 

Khách hàng là đối tượng mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến. Bằng việc thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp có thể nhắm đúng vào nhu cầu của họ và thu hút họ một cách thành công. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể triển khai các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng các chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng. 

Tầm quan trọng của thấu hiểu khách hàng

Doanh nghiệp có thực sự cần thấu hiểu khách hàng của mình hay không? Lợi ích của việc thấu hiểu khách hàng là gì? Thấu hiểu được mong muốn của khách hàng, giúp doanh nghiệp có thể sở hữu 3 lợi ích lớn sau:

1. Xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp

Bằng cách thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định mong muốn và những điều khách hàng cần để từ đó lựa chọn sản phẩm và mô hình kinh doanh. giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển các kế hoạch marketing, kế hoạch kinh doanh hay những đề xuất sáng tạo, cải tiến sản phẩm.

Từ các chiến dịch truyền thông - marketing, doanh nghiệp cần phải hiểu khách hàng để đưa đến những nội dung thu hút, đánh trúng tâm lý khách hàng. Đến các chiến dịch tặng quà, khuyến mại, để tăng tỷ lệ chuyển đổi – phù hợp hay hiệu quả thì cũng cần phải hiểu khách hàng.

Hiểu nhu cầu người dùng để cải tiến sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá phù hợp

2. Giúp doanh nghiệp sở hữu lợi thế cạnh tranh 

Bằng cách phân tích được xu hướng và hành vi khách hàng, doanh nghiệp biết được chính xác khách hàng cần gì, nhu cầu của họ là gì cũng như giải pháp phù hợp đối với nhu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng và thuyết phục họ lựa chọn giải pháp của mình thay vì đối thủ.

Như vậy, doanh nghiệp gia tăng được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, tăng khả năng nhận diện, gắn kết thương hiệu góp phần tạo chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu trong lòng khách hàng.

3. Thấu hiểu tâm lý khách hàng giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng 

Doanh thu luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh. Nhờ sự thấu hiểu tâm lý khách hàng mà doanh nghiệp xây dựng những chiến lược Marketing và bán hàng phù hợp, qua đó tăng lợi thế cạnh tranh. 

Thấu hiểu khách hàng để tiết kiệm chi phí, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng khi tiếp cận các đối tượng khách hàng mới, tăng tỷ lệ thành công của các chiến dịch. Cuối cùng, doanh thu cũng như lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể bằng cách tối đa hóa doanh số.

>> Tóm lại, qua việc thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh đúng vào nhu cầu của họ và thu hút họ một cách hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể triển khai các hoạt động giúp cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như chiến lược kinh doanh hiệu quả xây dựng các chiến lược marketing để thu hút khách hàng, giúp bán hàng hiệu quả, tăng doanh thu bán hàng.

Các cách để thấu hiểu khách hàng

1. Phân tích nhân khẩu học của khách hàng

Cách này phù hợp cho những doanh nghiệp nào chưa có nhiều danh sách khách hàng hoặc là chưa có những nền tảng để phân tích.

– Độ tuổi, giới tính, địa điểm sinh sống, nghề nghiệp, sở thích, …
– Hành vi mua hàng
– Thời gian online – kênh social – mạng xã hội khách hàng sử dụng, …

2. Tìm hiểu hành vi và sở thích khách hàng

Hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định sử dụng, mua sắm và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ. Một số cách giúp bạn hiểu về hành vi cũng như sở thích của khách hàng:

- Tham gia hội nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội: Nơi cung cấp cho doanh nghiệp của bạn kho dữ liệu khổng lồ về nhu cầu của khách hàng; biết được họ nói gì, muốn xem gì, họ quan tâm, bàn luận gì về sản phẩm... 
- Lập các chủ để trên các trang, nhóm mạng xã hội: Giúp tập hợp một nhóm khách hàng, sau đó mở cuộc thảo luận với thông tin về người tiêu dùng,thị trường, tính năng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng.
- Trao đổi trực tiếp với khách hàng: Trong buổi phỏng vấn, khách hàng sẽ phải trả lời một loạt câu hỏi nhằm giúp doanh nghiệp thu thập thông tin. Từ đó, dễ dàng nắm bắt được những mong muốn, sở thích, thói quen của họ, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp hơn.
...

3. Lập bảng câu hỏi khảo sát, xin phản hồi khách hàng

Đối với cách thấu hiểu tâm lý khách hàng này, doanh nghiệp sẽ tổng hợp tất cả các câu hỏi đã chuẩn bị trước để thu thập thông tin từ khách hàng mục tiêu.

Qua cách khảo sát khách hàng này sẽ cho doanh nghiệp biết họ nghĩ gì về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, cũng như mong muốn sự cải tiến như thế nào trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp mới có những điều chỉnh thiết thực phù hợp với nhu cầu khách hàng, cung cấp cho khách hàng của mình chính xác những gì họ mong muốn.

Ngoài ra, mình sẽ có thể đặt những hộp thư phản hồi trên website, Fanpage, giao diện phần mềm, 1 đường dẫn trên mã QR được in trên bao bì sản phẩm, … để xin khách hàng những phản hồi, những góp ý. 

4. Cung cấp các mẫu dùng thử miễn phí cho khách hàng

Khách hàng được trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn mà không phải trả tiền thông qua chiến dịch nhỏ như gửi tặng quà, tặng các mẫu dùng thử giúp khách hàng được nâng cao trải nghiệm thực tế về sản phẩm.

Đây cũng là một trong những chiến lược hiệu quả đối với những mặt hàng chưa được tung ra thị trường nhằm khảo sát cũng như nhận sự phản hồi của khách hàng. Nếu hài lòng với chúng, các khách hàng chắc chắn sẽ quay lại mua trong thời gian tới. Ngoài ra, đây cũng là một trong những cách được nhiều công ty áp dụng nhằm kích thích nhu cầu mua sắm và thu hút khách hàng hơn.

5. Lấy thông tin từ những nhân sự Sales – Marketing

Đây là cách thức hay nhất cho doanh nghiệp, bởi nhân sự sales là người tương tác với khách hàng nhiều nhất, nói chuyện với khách hàng nhiều nhất, là người trực tiếp upsale, chăm sóc khách hàng, trực tiếp nghe “khách hàng phản hồi – phàn nàn – feedback”, à người tiếp xúc với rất nhiều khách hàng khác nhau, loại khách hàng, trạng thái khách hàng, …

Phân tích dữ liệu, lấy thông tin từ nhân sự Marketing để hiểu khách hàng, bởi họ là người trực tiếp lên chiến dịch, trực tiếp tối ưu – đo lường quảng cáo, là người cảm nhận các chỉ số, tỉ lệ chuyển đổi, “tiêu tiền”, đo lường qua những con số, tỉ lệ, …

⇒ Tìm hiểu các chương trình sắp diễn ra: Khóa học " Xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng" ngày 26-27/5/2023 .
👉 Thông tin chi tiết tại: https://www.trananhtuan.com.vn/httnkhface2705

Thông tin liên hệ:
Hotline: 098 412 69 12
Gmail liên hệ: care.247business@gmail.com
Nhắn tin tư vấn: m.me/ct247business

Bài viết cùng danh mục