Thiết lập mục tiêu kinh doanh theo mô hình SMART cho doanh nghiệp
Mục tiêu SMART đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp định hướng rõ ràng các chiến dịch kinh doanh nhằm tối ưu hóa kết quả đạt được. Vậy mục tiêu SMART là gì? Các bước để đặt mục tiêu SMART hiệu quả cho doanh nghiệp. Hãy cùng 247 Business tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục tiêu SMART là gì?
Mục tiêu là một kết quả, một đích đến và những lộ trình, kế hoạch cực kỳ rõ ràng, chi tiết để cam kết đạt được mục tiêu đó.
Mục tiêu SMART là một phương pháp thiết lập mục tiêu thông minh, cụ thể và khả thi. Áp dụng nguyên tắc SMART xác định mục tiêu có thể đem lại cho doanh nghiệp những giá trị, ý nghĩa trong công việc, phát triển tổ chức, đội nhóm. Việc đặt mục tiêu SMART đòi hỏi mục tiêu phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
S – Cụ thể: Giúp bạn cụ thể và minh bạch về mục tiêu của mình, tránh nhầm lẫn và sai lệch khi thực hiện.
M – Đo lường: Giúp bạn đo lường chính xác tiến độ thực hiện công việc và đạt được mục tiêu.
A – Khả thi: Giúp bạn thiết lập mục tiêu có kỳ vọng, thử thách nhưng không trở thành vô vọng, bất khả thi
R – Liên quan: Giúp liên kết các mục tiêu bạn thực hiện trong một bức tranh chung tổng thể
T – Giới hạn thời gian: Giúp tạo áp lực, cam kết đủ để bạn hoàn thành mục tiêu đúng hạn
Ví dụ về đặt mục tiêu SMART
- Specific: Tăng lợi nhuận lên 20% so với tháng trước bằng cách tìm kiếm thêm khách hàng mới.
- Measurable: Trong vòng 1 tháng, ký kết hợp đồng với 5 khách hàng tiềm năng mới.
- Achievable: Cải thiện mối quan hệ với khách hàng hiện tại, nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó tìm thấy nhiều khách hàng tiềm năng hơn, doanh thu sẽ được cải thiện đáng kể.
- Relevant: Cắt giảm chi phí hoạt động bằng cách chuyển đến một văn phòng với mức giá thấp hơn, việc này cũng tạo điều kiện tăng trưởng lợi nhuận.
- Timely: Tăng lợi nhuận vào ba tháng cuối năm.
ĐỌC THÊM: 5 bước quan trọng xây dựng hệ thống KPI cho doanh nghiệp
Lợi ích của việc thiết lập mục tiêu SMART đối với doanh nghiệp
1. Tối ưu các mục tiêu
Người quản lý xác định mục tiêu và đo lường tiến độ bằng cách sử dụng các số liệu cụ thể, có thể thực hiện được. Bức tranh tổng thể về các mục tiêu kinh doanh của bạn rõ ràng hơn và sắc nét hơn.
2. Tăng khả năng phù hợp, chính xác của mục tiêu
Bằng cách đáp ứng các tiêu chí của một mục tiêu SMART, một công ty có thể loại bỏ những ràng buộc chưa được giải quyết và loại bỏ những mục tiêu không phù hợp với sự phát triển của công ty.
Từ đó, toàn bộ doanh nghiệp và từng cá nhân có hướng đi đúng đắn, phù hợp rõ ràng và ưu tiên cho mục tiêu của mình. Ngoài ra, mục tiêu SMART đảm bảo không có sự chậm trễ nào bằng cách thiết lập các khung thời gian trong đó các công ty sắp xếp và ưu tiên những việc cần làm trước.
3. Khả năng đo lường mục tiêu
Các mục tiêu được đặt ra, nhưng các nhà quản lý có thể bối rối về việc liệu nhân viên có thực sự đạt được các mục tiêu mà họ đặt ra hay không. Mô hình SMART giúp nhà lãnh đạo nâng cao khả năng đo lường mục tiêu và quản lý nhân viên tốt hơn.
4. Phù hợp thúc đẩy hiệu suất làm việc
Mỗi bộ phận của doanh nghiệp nên có mục tiêu riêng và phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Do đó, các yếu tố liên quan của mục tiêu thông minh kết nối liền mạch các mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung của tổ chức, mang lại sức mạnh to lớn cho toàn bộ doanh nghiệp.
Đồng thời, mục tiêu SMART giúp nhân viên xác định rõ những gì họ cần đạt được trong công việc. Họ hiểu rõ ràng rằng những gì họ làm góp phần vào thành công chung của doanh nghiệp và họ thúc đẩy họ đạt được mục tiêu của mình.
Hướng dẫn các bước thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART
Thực tế thiết lập và triển khai mục tiêu rất đa dạng và đòi hỏi nhiều nỗ lực, suy nghĩ của nhà quản lý. Bạn có thể tham khảo các bước để đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART:
1. Xác định mục tiêu cụ thể
Nếu mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là chiếc cầu thang thì mục tiêu theo nguyên tắc SMART cũng giống như mỗi bậc thang, chũng sẽ được thiết lập trong ngắn và trung hạn giúp doanh nghiệp nâng tầm dần và đủ sức chạm tới mục tiêu dài hạn như kỳ vọng ban đầu.
Mục tiêu cụ thế đó nên được đo lường, có thể đạt được và có thời hạn xác định. Ví dụ, mục tiêu tăng doanh số bán hàng 20% trong vòng 6 tháng.
2. Phân tích SWOT
Tiếp theo, hãy phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) của doanh nghiệp để hiểu rõ vị thế của bạn trong thị trường và xác định các yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu.
3. Đặt mục tiêu trở thành mục tiêu SMART
Những mục tiêu phát triển của doanh nghiệp cần được cụ thể hóa trở thành nguyên tắc SMART mục tiêu với 5 tiêu chí: Specific (cụ thể), Measurable (đo lường), Achievable (khả thi), Relevant (liên quan), Time bound (giới hạn thời gian).
Ví dụ, mục tiêu tăng doanh số bán hàng 20% trong vòng 6 tháng bằng cách triển khai chiến dịch quảng cáo trực tuyến và xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
4. Đo lường số liệu
Xác định số liệu cho từng mục tiêu để theo dõi tiến độ và đo lường hiệu quả. Ví dụ: đối với mục tiêu tăng trưởng doanh thu, số liệu có thể là doanh số bán hàng mỗi tháng hoặc số lượng khách hàng mới.
5. Phân bổ và theo dõi
Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong doanh nghiệp và đảm bảo rằng mọi người đều đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu. Các nhà quản lý cũng sẽ theo dõi tiến trình và cung cấp cho nhân viên/phòng ban sự hỗ trợ cần thiết để vượt qua các thử thách và điều chỉnh chiến lược khi cần.
6. Đánh giá và điều chỉnh
Đánh giá định kỳ tiến độ thực hiện mục tiêu và rà soát lại các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Nếu cần, hãy điều chỉnh mục tiêu và chiến lược với điều kiện thị trường và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp vận hành thành công hơn bằng cách thiết lập các mục tiêu chi tiết, đo lường tiến độ và hiệu quả, thúc đẩy và tập trung vào những gì quan trọng nhất. Hãy áp dụng phương pháp này cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp bạn.
>> Theo dõi và đăng ký các chương trình, khóa học sắp tới của 247 Business Tại Đây
Thông tin liên hệ:
Hotline: 098 412 69 12
Gmail liên hệ: care.247business@gmail.com
Nhắn tin tư vấn: m.me/ct247business