Sai lầm trong quản trị doanh nghiệp: 7 điều CEO nhất định phải tránh
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều khó tránh khỏi việc mắc sai lầm quản trị, nhất là các start-up hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thiếu kiến thức quản trị doanh nghiệp bài bản, đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp.
Hãy cùng 247 Business điểm danh 7 sai lầm nghiêm trong khi quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ mà các CEO thường mắc phải trong bài viết dưới đây.
Sai lầm số 1: Không xây dựng quy trình làm việc
Chủ doanh nghiệp có biết rằng 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên từ nghề, sau khi tích lũy kinh nghiệm đều thất bại trong quá trình này do làm việc theo bản năng, thiếu kinh nghiệm, kiến thức quản lý và thiếu hệ thống, quy trình...
Các nhà lãnh đạo, CEO Việt thường làm việc chăm chỉ và bị căng thẳng do dựa vào quyền lực của nhà quản lý thay vì hệ thống. Trong khi đó, hiệu suất làm việc của các công ty nước ngoài hiệu quả hơn gấp 30 lần nhờ hệ thống tỉ mỉ và quy trình làm việc khoa học, có hệ thống. Các quy trình cơ bản buộc phải có của một công ty: chăm sóc khách hàng, tuyển dụng, đào tạo, tài chính, quản lý hồ sơ,…sẽ đảm bảo công ty hoạt động thống nhất và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ và ổn định hơn.
Sai lầm số 2: Rất ít khi lập kế hoạch kinh doanh
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiếm khi đặt ra chiến lược hoặc kế hoạch hành động chi tiết hoặc có hệ thống, và nếu có thì cũng chỉ để trưng mà thôi. Một số nhiệm vụ được gấp rút thực hiện nhưng ngay sau đó, các vấn đề bắt đầu nảy sinh và nhân viên trở nên bối rối, chán nản và cuối cùng không thể thực hiện được công việc của mình. Hệ quả là chi phí tốn kém gấp đôi, gấp ba lần và thất bại.
Các CEO thường cho rằng mình có chiến lược “trong đầu” với đội ngũ sản xuất và bán hàng tốt là đủ. Kế hoạch kinh doanh chỉ là những con số viết trên giấy, không có chiến lược kinh doanh hay kế hoạch hành động có hệ thống và chi tiết, đủ để thể hiện lợi nhuận về mặt lý thuyết cho doanh nghiệp.
Làm gì cũng phải có kế hoạch. Đây là điều kiện tiên quyết để điều hành và quản lý một doanh nghiệp. Làm gì cũng phải có kế hoạch, nếu không có kế hoạch, thì không thực hiện.
Sai lầm 3: Phân bổ nguồn lực không "đúng người, đúng việc"
Nhiều CEO Việt thường giao việc dựa trên cảm xúc và kinh nghiệm trong quá khứ hơn là những con số hay kết quả cụ thể mà mỗi nhân viên đạt được.
Nguồn lực, từ nhân sự đến tài chính, là “máu” để phát triển một công ty, nhưng công ty rất dễ mắc sai lầm là “lạm dụng” nguồn nhân lực tốt và “dung túng” nguồn nhân lực kém. Người có khả năng làm việc thì liên tục được giao việc và cuối cùng phải gánh một khối lượng công việc nặng nề, trong khi những người thiếu nhân lực thì không được giao việc và chỉ ngồi chơi. Tình trạng khai thác không cân đối này có thể dễ dàng gây ra “thiệt hại” cho toàn bộ hệ thống.
>> ĐỌC THÊM: Nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự với hệ thống lương 3P
Sai lầm số 4: Không giao nhiệm vụ cho cấp dưới
Nhà quản trị doanh nghiệp là người có năng lực cạnh tranh, tầm nhìn chiến lược, năng lực chuyên môn và khả năng quản lý vấn đề. Tuy nhiên, nhiều CEO làm việc quá độc lập, cho rằng họ có thể tự mình làm mọi việc, xử lý nhiều công việc cùng lúc và không tin tưởng giao phó công việc cho nhân viên.
Nếu CEO không thực hiện đúng vai trò của mình cũng đồng nghĩa với việc không có đủ thời gian cho việc quản lý chiến lược, vốn là vấn đề cấp bách và quan trọng nhất. Từ đó, những vấn đề quan trọng quyết định sự phát triển của công ty vẫn còn bỏ ngỏ, công ty luôn chạy theo các sự kiện và không thể “nhìn thị trường” với bức tranh tổng thể để “tăng trưởng”.
Sai lầm 5: Tổ chức hội họp, đào tạo thiếu chuyên nghiệp
Các cuộc họp và đào tạo là hai yếu tố quan trọng định hướng chiến lược và phát triển năng lực của nhóm. Nếu CEO không chú ý và không biết cách sắp xếp mọi việc thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.
Nhiều công ty ngày nay vẫn tổ chức quá nhiều cuộc họp hoặc đào tạo và kết quả không rõ ràng, lãng phí nhiều thời gian hơn mức cần thiết để hoàn thành công việc. Điều này tốn chi phí và ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên cũng như việc lập kế hoạch mục tiêu của công ty.
Với tư cách là người lãnh đạo, CEO cần cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định xem cuộc họp có quan trọng hay không? Hãy tiết kiệm thời gian để nhân viên của bạn có thể tập trung vào công việc và đạt được mục tiêu.
Sai lầm 6: Không đưa ra định hướng rõ ràng
CEO phải duy trì sự cân bằng khi lãnh đạo nhân viên của mình. Quá cứng nhắc hoặc quá linh hoạt sẽ khiến nhân viên thiếu định hướng khi thực hiện và báo cáo dự án. Điều này cũng khiến nhân viên không thể tìm thấy mục đích và động lực cho công việc của mình.
Lãnh đạo phải đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu KPI cụ thể dựa trên năng lực thực tế của các thành viên và giám sát họ đi đúng hướng. Để tối ưu hóa giờ làm việc và tăng năng suất của nhân viên, công việc phải được thực hiện theo quy trình và lịch trình cụ thể. Người quản lý có thể phân công và giám sát nhiệm vụ cho nhân viên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý để đảm bảo họ hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất có thể.
Sai lầm 7: Vội vàng đổ lỗi khi có sai sót
Khi điều hành một doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, không thể tránh khỏi việc gặp phải những rủi ro hay những sự việc đáng tiếc. Điều CEO cần làm khi đó không phải là đùn đẩy trách nhiệm hay đổ lỗi cho các thành viên trong nhóm mà là đứng ra nhận trách nhiệm và tìm cách giải quyết vấn đề.
Nếu lãnh đạo tiếp tục duy trì tư duy đổ lỗi, phủ nhận sẽ khiến cấp dưới cảm thấy bất mãn, tạo ra tư duy thiếu tôn trọng, coi thường sếp và hơn hết là gây ra xung đột. Mâu thuẫn giữa cấp trên và cấp dưới khó giải quyết, hiệu quả công việc giảm sút nghiêm trọng.
Vì vậy, việc tìm ra phương pháp phù hợp để tạo ra một quy trình quản lý hoàn chỉnh giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru luôn là thách thức lớn đối với các nhà quản lý trong thời đại kỹ thuật số.
>> Theo dõi và đăng ký các chương trình, khóa học sắp tới của 247 Business Tại Đây
Thông tin liên hệ:
Hotline: 098 412 69 12
Gmail liên hệ: care.247business@gmail.com
Nhắn tin tư vấn: m.me/ct247business