Nhân sự nghỉ trong thời gian thử việc: Nguyên nhân và giải pháp

Nhiều doanh nghiệp cho rằng giai đoạn tuyển dụng kết thúc ngay khi nhân viên mới trúng tuyển và đi làm. Thế nhưng, vấn đề thật sự lại xuất hiện ngay sau đó, những người vốn được đánh giá cao lại nghỉ việc ngay trong giai đoạn thử việc.

Tại sao nhân sự mới thử việc đã nghỉ việc?

Mất nhiều tâm huyết tuyển dụng, nhưng nhân viên lại sớm rời đi, không một nhà quản lý nào muốn điều đó. Trước hết, chúng ta cần phân tích nguyên nhân tại sao lại dẫn đến vấn đề này!

1. Điều kiện làm việc khác xa với mô tả

Các nhà tuyển dụng luôn muốn trau chuốt để viết "lời hay ý đẹp" về doanh nghiệp của mình, về những quyền lợi mà nhân viên sẽ nhận được trong tin tuyển dụng hay trong buổi phỏng vấn. Nhưng ngay khi đi làm, nhân sự lại không thấy được điều đó và cảm thấy có một, đôi chút thất vọng.

2. Không hòa nhập được với văn hóa doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa, cơ cấu phòng ban, quy trình làm việc, chuyên môn làm việc khác nhau. Có những nhân sự quen làm việc nhóm, quen cầm tay chỉ việc nhưng đột nhiên phải làm việc độc lập sang công ty mới hoặc ngược lại. 

Nhân viên mới vừa phải loay hoay làm quen với môi trường mới vừa cố gắng thích nghi với quá trình thử việc, cố gắng chứng tỏ khả năng của bản thân trong công việc. Điều này khiến họ "không hiểu được mình đang làm gì ở đây" và việc nghỉ chỉ là việc sớm muộn.

3. Khó hòa đồng, chia sẻ với đồng nghiệp và cấp trên

Đồng nghiệp và cấp trên luôn thuộc top lý do nghỉ việc của nhiều người, đặc biệt đối với người mới đang trong quá trình thử việc. Nếu trong môi trường làm việc, đồng nghiệp hay cấp trên không có động thái cởi mở, thân thiện, chia sẻ, thiện chí thì nhân viên mới sẽ cảm thấy lạc lõng, khó tiếp cận, thỉnh thoảng là nản chí.

4. Áp lực vì khối lượng công việc quá lớn

Chưa kịp thích nghi với môi trường mới, nhân viên đã phải tiếp nhận đảm nhiệm một khối lượng công việc quá lớn như nhân viên chính thức. Điều này xảy ra trong thời gian nghỉ việc là một áp lực lớn khiến nhiều người muốn bỏ cuộc.

5. Không thấy được lộ trình thăng tiến

Mù mờ về tương lai sắp tới tại công ty mới, không thấy được lộ trình đào tạo và lộ trình công danh, là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên mới sớm nghỉ việc. Họ thấy bất an về tương lai, không thấy được đường đi của mình nếu gắn bó với công việc với doanh nghiệp mới, điều này sẽ vô tình hủy đi sự nhiệt huyết về nghề nghiệp của mình.

Hệ quả khi nhân viên mới thử việc đã nghỉ

Nhân viên mới nghỉ việc khi thử việc không khó gặp ở các doanh nghiệp hiện nay, nhưng nếu tình trạng này xảy ra nhiều sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực như:

- Tốn thời gian, chi phí tuyển dụng của doanh nghiệp

- Ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

- Tạo tâm lý không tốt những nhân viên đang làm việc

- Hình ảnh, uy tín doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng khi tuyển dụng quá nhiều cho 1 vị trí

- Doanh nghiệp vì thế mà cũng bỏ lỡ những nhân viên tiềm năng, phù hợp với doanh nghiệp

Những cách giúp làm giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên mới

Để xây dựng đội ngũ nhân sự hùng mạnh, phát triển lâu bền, doanh nghiệp cần tìm ra phương án giải quyết tình trạng nhân viên mới thử việc đã nghỉ, điều này là rất quan trọng.

1. Hãy luôn trung thực với ứng viên

Bộ phận tuyển dụng cần trung thực, đưa ra những thông tin chính xác về vị trí tuyển dụng, môi trường, chế độ, quyền lợi, quy trình làm việc cho các ứng viên. Nói quá để thu hút nhân sự là điều không nên, họ dễ bị ảo tưởng về môi trường mà mình chuẩn bị làm việc.

2. Chia sẻ, đồng hành cùng nhân viên mới từ những ngày đầu

Điều này là cần thiết, người mới cần được hướng dẫn, chia sẻ, động viên... để không bị cảm thấy lạc lõng, cô đơn trong những ngày đầu đi làm ở một môi trường mới. 

Bộ phận nhân sự cần giới thiệu nhân viên mới với các phòng ban khác để họ làm quen cùng với các đồng nghiệp. Có thể dành một buổi chia sẻ, gặp gỡ nhỏ để chia sẻ chi tiết về văn hóa công ty, quy trình làm việc với nhân viên. Họ sẽ cảm thấy được quan tâm, chia sẻ hơn và hứng thú với công việc, môi trường mới hơn.

3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, thăng tiến bài bản

Việc xây dựng kế hoạch đào tạo cùng lộ trình thăng tiến cụ thể cho nhân viên là việc vô cùng quan trọng. Đừng để cho nhân sự mới đảm nhiệm khối lượng công việc quá lớn ngay từ những ngày đầu, hãy xây dựng một kế hoạch thành công cho họ:
- Xác định rõ nhu cầu đào tạo của Doanh nghiệp: Cần đánh giá đúng về năng lực nhân viên, kiến thức, kỹ năng, thái độ. Xác định rõ điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần sửa chữa để xây dựng chương trình đào tạo đúng và thực tế hơn.
- Xác định rõ mục tiêu: Nhân viên mới sẽ như thế nào sau quá trình đào tạo.
- Đánh giá năng lực nhân viên mới sau quá trình đào tạo.

Nhân viên mới thử việc đã nghỉ là vấn đề đau đầu của nhiều doanh nghiệp, việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp để có thể giữ chân được các nhân viên tiềm năng là vô cùng cần thiết. Hy vọng 247 Business sẽ giúp anh/chị chủ doanh nghiệp có những thông tin hữu ích trong quá trình quản trị nhân sự của mình.

>>> Link đăng ký: Chương trình “Quản trị nhân sự cho doanh nghiệp SME - Khóa 10”

Thông tin liên hệ:
Hotline: 098 412 69 12
Gmail liên hệ: care.247business@gmail.com
Nhắn tin tư vấn: m.me/ct247business

Bài viết cùng danh mục