Nhà quản lý cần làm gì khi nhân viên làm việc kém hiệu quả?
Nhân viên làm việc kém hiệu quả có thể gây ra nhiều tác động không mong muốn, bao gồm lãng phí thời gian, tăng sai sót và giảm tinh thần chung. Bài viết sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra hướng giải quyết vấn đề khó chịu này.
Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần một nhân viên kém hiệu quả trong một nhóm có thể làm giảm năng suất tổng thể tới 40%. Đó là lý do tại sao các nhà quản lý phải ý thức và hành động ngay lập tức nếu họ nhận thấy rằng nhân viên của mình đang gặp vấn đề trong công việc.
Nhà quản lý cần làm gì khi nhân viên làm việc kém hiệu quả?
Vậy Nhà quản lý cần làm gì khi nhân viên làm việc kém hiệu quả?
1. Xác định lý do nhân viên làm việc kém hiệu quả
Nhân viên làm việc kém hiệu quả vì nhiều lý do, nhưng không phải tất cả mọi thứ đều hoàn toàn là lỗi của nhân viên.
Trước khi khắc phục tình trạng này, điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gốc rễ của sự suy giảm hiệu suất. Những lý do phổ biến cho hiệu suất kém như: Thiếu sự hỗ trợ của người quản lý, sức khỏe kém, đào tạo không đầy đủ, khối lượng công việc nhiều quá mức/nhân viên kiệt sức, thiếu rõ ràng về các mục tiêu, phân tâm bởi các vấn đề trong cuộc sống gia đình hoặc các vấn đề với quy trình làm việc hoặc tổ chức thiếu nguồn lực...
Hãy tổ chức các cuộc họp riêng với nhân viên để tìm hiểu xem tại sao nhân viên làm việc kém hiệu quả. Làm cho các cuộc họp của bạn thoải mái và bình tĩnh nhất có thể. Kết nối và giao tiếp với nhân viên, các cuộc gặp mặt trực tiếp thường xuyên luôn mang đến cảm giác tốt cho sự gắn kết.
2. Nhận phản hồi rõ ràng
Tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt trước khi khiển trách nhân viên vì đã không nỗ lực hết mình. Hãy cho họ biết nếu chất lượng công việc họ làm đang giảm mạnh.
Truyền đạt những gì cần thay đổi, cần điều chỉnh cách tiếp cận công việc và thời gian làm việc để cải thiện tình hình và nâng cao hiệu suất của nhân viên.
Đôi khi tất cả những gì họ cần là một cú hích đúng hướng.
3. Lắng nghe
Giao tiếp là một cuộc trò chuyện hai chiều và các nhà quản lý cần lắng nghe quan điểm của nhân viên.
Tại sao thái độ làm việc của bạn thay đổi? Bạn không nỗ lực cho công việc vì không hài lòng với điều gì đó?...những câu hỏi để khai thác nguyên nhân gốc rễ của bất kỳ vấn đề nào.
Nhân viên có thể không nhận ra có vấn đề, hoặc họ có thể không sẵn sàng nói về vấn đề đó một cách cởi mở. Trong trường hợp này, bạn có thể đặt một vài câu hỏi để tiếp tục cuộc trò chuyện như:
- Có bất kỳ yếu tố nào cản trở công việc của bạn không?
- Cuộc sống bên ngoài văn phòng như thế nào?
- Bạn thế nào với đồng nghiệp?
- Bạn có cảm thấy thử thách trong công việc?
- Bạn có cảm thấy rằng kỹ năng của mình đang được sử dụng đúng vị trí?
...
Lắng nghe và khai thác nguyên nhân gốc rễ qua những cuộc nói chuyện cởi mở
4. Giải quyết vấn đề toàn doanh nghiệp
Nếu một người cảm thấy quá tải trong công việc, rất có thể những người khác cũng cảm thấy như vậy. Một cách hay để xử lý tình huống này là tổ chức ngay một cuộc họp với đại diện các bộ phận liên quan để thảo luận về văn hóa công ty. Bạn muốn cải thiện những vấn đề này như thế nào và bộ phận của bạn có thể làm gì?
Khi bắt đầu cuộc họp, hãy nói rõ rằng đây là một cuộc thảo luận cởi mở và nhân viên có quyền tự do bày tỏ sự bất bình của mình. Nhấn mạnh rằng mục đích thực sự của cuộc họp là tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề chứ không phải tìm người để sa thải.
Cách tiếp cận tập thể này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy có giá trị và là một phần trong sự phát triển chung của công ty.
5. Tìm hiểu xem nhân viên của bạn đang làm việc vì mục đích gì
Thật khó để lãnh đạo khi bạn không biết nhân viên của mình đang làm gì. Dành thời gian để hiểu rõ hơn về nhân viên: mục tiêu và nguyện vọng họ muốn đạt được trong sự nghiệp của mình trong vòng 1-3 năm.
Đôi khi sự thiếu hiệu quả khi làm việc của nhân viên xuất phát từ việc đánh giá thấp hoặc ngược lại, đảm nhận quá nhiều việc cùng một lúc.
6. Đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể
Nhân viên không thể làm việc hiệu quả nếu không có mục tiêu rõ ràng.
Do đó, hãy đảm bảo rằng nhiệm vụ của nhân viên càng rõ ràng càng tốt. Hãy cho họ biết chính xác những gì lãnh đạo mong đợi và cụ thể về việc công việc này sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào.
Cụ thể các mục tiêu công việc cho từng nhân sự, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và kịp thời. Đặt ra mức độ cam kết nhất định sẽ thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn và cố gắng thực hiện tốt hơn.
7. Ghi nhận và khen thưởng sự tiến bộ
Khi nhân viên đạt được mục tiêu, những cam kết nhất định trong công việc, hãy ghi nhận và khen thưởng cho họ để họ nỗ lực và tiến bộ hơn.
Tiếp tục cung cấp thông tin phản hồi về hiệu suất và phần thưởng tài chính phù hợp cho nhân viên để tăng động lực và tăng trách nhiệm của nhân viên. Thường xuyên khích lệ với những câu từ như "cảm ơn" hoặc "làm tốt lắm" có thể giúp nhân viên của bạn tiến lên.
Ghi nhận sự tiến bộ của nhân viên
8. Nghiêm túc giải quyết nếu tình trạng kém hiệu quả lặp đi lặp lại
Nếu một nhân viên liên tục làm việc kém hiệu quả, người quản lý phải giải quyết hành vi đó một cách nghiêm túc, mạnh mẽ.
Hơn nữa, đôi khi các thành viên chăm chỉ khác của nhóm sẽ trở nên thờ ơ và lơi lỏng công việc đi nếu họ thấy những cá nhân làm việc tắc trách mà không bị trách phạt gì.
9. Biết sa thải đúng thời điểm
Loại bỏ khỏi doanh nghiệp được coi là phương án cuối cùng. Nhưng nếu nhân viên đó tiếp tục xem thường và phá vỡ các quy tắc, làm việc kém hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến tập thể, hãy sa thải họ.
Việc giữ chân những nhân viên không phù hợp có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho tập thể như sự chán nản, tinh thần làm việc chung thấp dẫn đến chất lượng công việc kém.
Trên đây là tổng hợp các giải pháp ngăn ngừa tình trạng nhân viên làm việc kém hiệu quả. 247business hy vọng bài viết này sẽ giúp các nhà quản lý tìm ra giải pháp phù hợp để tăng hiệu quả làm việc của nhân viên.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 098 412 69 12
Gmail liên hệ: care.247business@gmail.com
Nhắn tin tư vấn: m.me/ct247business