7 lỗi sai CEO cần tránh nếu muốn vận hành doanh nghiệp hiệu quả

Dù là "tay mơ" hay "tay chuyên" các CEO cũng đều khó tránh khỏi việc mắc sai lầm khi setup và quản trị vận hành doanh nghiệp. Việc thẳng thắn xem xét những lỗi sai và tìm ra bài học, hướng đi đúng chính là yêu cầu tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại, phát triển bền vững. 

Một vài thông điệp 247 Business muốn gửi tới cộng đồng CEO của các doanh nghiệp SME trong bài viết dưới đây. 

Vận hành doanh nghiệp và 4 yếu tố chính nhà quản trị cần quan tâm

Vận hành doanh nghiệp là việc thiết kế, là điều phối mọi hoạt động trong doanh nghiệp, quyết định cách thức các nguồn lực sẽ được sử dụng và tương tác với nhau; định hướng, dẫn dắt bộ máy tổ chức làm việc hiệu quả và sản sinh ra giá trị. Hệ thống vận hành chính là mạch máu của mỗi doanh nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu thì, tất cả công việc của một công ty để duy trì hoạt động và kinh doanh được gọi chung là vận hành doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp sẽ làm nhiệm vụ vận hành, điều khiển hệ thống, thiết bị, con người và quy trình đúng cách để làm cho tổ chức hoạt động hiệu quả.

Ở mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có một hệ thống vận hành đặc thù riêng. Tuy nhiên, mọi hệ thống vận hành dù ở bất kỳ quy mô nào cũng đều cần phải được xây dựng dựa trên 4 trụ cột sau: 

Tùy mỗi ngành nghề, lĩnh vực, mô hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ thống vận hành đặc thù riêng. Thông thường, nhà quản trị cần quan tâm tới 4 yếu tố sau:

- Quy trình: là mắt xích quan trọng giúp một bộ máy vận hành trơn tru. Nó liên kết các hoạt động riêng lẻ và khác nhau của tổ chức thành một tổng thể thống nhất để tạo ra một kết quả cụ thể. Quy trình xác định các bước nhân viên phải tuân theo để duy trì và đảm bảo hiệu suất. Một quy trình rõ ràng và có cấu trúc đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng trình tự và giảm thiểu sai sót.

- Nguồn nhân lực: Con người là nguồn lực cốt lõi của một tổ chức và cũng là chủ thể chính của hệ thống vận hành. Vì vậy, đội ngũ nhân viên phải tập trung xây dựng, hoàn thiện kỹ năng, có chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi nhân viên và các bộ phận hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

- Công nghệ và máy móc: Một bộ máy điều hành không có công cụ, máy móc, thiết bị khó phát triển và nâng cao năng suất lao động. Trong kinh doanh ngày nay, hệ thống ERP ngày càng trở nên phổ biến. Thông qua công nghệ thông minh, phần mềm quản lý này mang đến cái nhìn tổng quan giúp nhà quản lý sắp xếp quy trình hoạt động của các phòng ban và theo dõi, đánh giá, cải tiến quy trình hoạt động của công ty.

- Cơ sở hạ tầng: là cơ sở để xây dựng các đơn vị vận hành. Cơ sở hạ tầng phục vụ cung cấp các điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy, để một doanh nghiệp có “đất” tồn tại và phát triển, doanh nghiệp đó phải đầu tư xây dựng có hệ thống và vững chắc ngay từ đầu.

7 sai lầm phổ biến của CEO khi vận hành doanh nghiệp

1. Tuyển sai người – sai lầm phổ biến nhất trong điều hành doanh nghiệp

Tuyển dụng sai người là một sai lầm lớn mà các CEO có thể mắc phải khi bắt đầu kinh doanh. Hầu hết những sai lầm này đều bắt nguồn từ việc tuyển dụng mà không biết mình cần gì và muốn gì. 

Do đó, đừng tuyển dụng một cách vội vàng. Thay vào đó, hãy dành thời gian để đánh giá tất cả các ứng cử viên có sẵn. Nếu chưa có ai phù hợp, hãy tiếp tục tìm kiếm.

Khi quyết định tuyển ai đó, hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp có khả năng đào tạo và hỗ trợ họ ngay từ đầu. Xác định vai trò của nhân viên và truyền đạt kỳ vọng của lãnh đạo cho nhân viên, phản hồi thường xuyên cho nhân viên để họ có thể thực hiện đúng công việc của mình. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tuyển dụng của doanh nghiệp.

2. Không có tầm nhìn và kế hoạch kinh doanh rõ ràng

Một sai lầm hoạt động phổ biến mà các nhà lãnh đạo mắc phải là không có một kế hoạch rõ ràng cho tương lai. Điều này có thể khiến các cá nhân làm việc hướng tới các mục tiêu khác nhau, làm giảm hiệu suất chung của tổ chức.

- Sai lầm trong hoạt động kinh doanh là không có mục tiêu, kế hoạch kinh doanh
- Không biết phải làm gì khi công việc kinh doanh bế tắc vì không có tầm nhìn và kế hoạch rõ ràng.
- Có tầm nhìn nhưng không có kế hoạch rõ ràng, CEO sẽ khó quyết định phải làm gì và khi nào đạt được mục tiêu đó.

Một kế hoạch kinh doanh đủ tốt luôn đòi hỏi thời gian nghiên cứu sâu rộng. Vì vậy việc đầu tư thời gian ngay từ bây giờ sẽ giúp CEO tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài. Nhiều doanh nhân trẻ bắt đầu kinh doanh mà không xem xét bức tranh toàn cảnh. Khi công việc kinh doanh của bế tắc vì họ không hiểu gì về thị trường, tài chính, mô hình kinh doanh. Sự thiếu nhận thức này có thể gây tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức.

3. Không xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Để điều hành một doanh nghiệp vững chắc, cần xây dựng văn hóa từ đầu.

Văn hóa có thể thúc đẩy sự tăng trưởng doanh nghiệp một cách đáng kể. Một nền văn hóa với tầm nhìn rõ ràng cùng các giá trị cốt lõi vững chắc sẽ giúp CEO và cộng sự của mình đưa ra các quyết định đúng đắn và xây dựng các quy trình vận hành vững chắc hơn.

Sai Lầm Trong Hoạt Động Kinh Doanh - Thất Bại Xây Dựng Văn Hóa

 

4. Cố “gánh” quá nhiều trách nhiệm

Bạn có thể đưa ra mọi quyết định và xử lý mọi nhiệm vụ chức năng khi công ty vẫn còn trong giai đoạn "sơ khai". Nhưng về lâu dài, việc không buông "dây cương" có thể dẫn đến nhiều bế tắc trong công việc kinh doanh của bạn. Bạn phải làm việc nhiều giờ để giải quyết nhiều nhiệm vụ cùng một lúc và kết quả là thiếu thời gian dẫn đến sao nhãng các nhiệm vụ cốt lõi của người lãnh đạo.

Điều đúng đắn mà các CEO cần làm là tìm và trao quyền cho những người hiểu tầm nhìn của mình, những người mà bạn có thể tin tưởng để thúc đẩy đội nhóm, phòng ban phát triển tốt hơn.

5. Không theo dõi và đo lường các chỉ số

Dữ liệu (Data) chính là con số đo lường, đánh giá “chỉ số sức khỏe” doanh nghiệp chính xác hiệu quả nhất. Đừng chỉ nghĩ về những con số như KPI, doanh số và lợi nhuận. Vận hành toàn bộ doanh nghiệp còn có nhiều chỉ số hơn thế.

Mỗi yếu tố của hoạt động kinh doanh đều có phương pháp và công cụ để đo lường số liệu. Ví dụ, trong lĩnh vực nhân sự, nhà quản lý đo lường chất lượng nhân sự bằng KPI, OKRs, chỉ số hài lòng của nhân viên.

6. Gắn bó với các công cụ và quy trình cũ

Một sai lầm phổ biến mà các CEO và nhà quản lý mắc phải khi điều hành doanh nghiệp là tuân theo các quy trình và công cụ quen thuộc được định sẵn từ trước. Sai lầm này rất khó nhận ra vì nó mang lại cảm giác an toàn. Tuy nhiên, nó sẽ âm thầm ăn sâu, đào mòn công việc kinh doanh của bạn.

Các quy trình hoặc công cụ này có thể đã hoạt động tốt trong quá khứ. Nhưng xã hội phát triển, khách hàng thay đổi và các công nghệ mới liên tục được tạo ra. Thay vì dành quá nhiều thời gian cho những công việc lặp đi lặp lại, hãy tự động hóa chúng bằng phần mềm. Ưu tiên các nhiệm vụ mang tính chiến lược để tạo ra nhiều giá trị hơn.

Trước tiên, hãy tìm và sử dụng các quy trình và công cụ phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, hãy đánh giá định kỳ xem nó có giúp doanh nghiệp bạn hoạt động tốt không từ đó lựa chọn các chiến lược và quy trình phù hợp.

7. Chưa cởi mở và tiếp thu cái mới vào quản trị doanh nghiệp

Đôi khi cái tôi của các nhà quản lý ngăn cản họ tiếp nhận những bài học mới hỗ trợ cho công việc vận hành doanh nghiệp. Giữ quá nhiều cái tôi sẽ ảnh hưởng đến những phẩm chất cần thiết khác, bao gồm lắng nghe và thấu hiểu, tôn trọng đồng nghiệp, xử lý vấn đề cẩn thận và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Đôi khi chính sự thiếu cởi mở của người quản lý sẽ khiến toàn bộ doanh nghiệp bị tụt hậu so với đối thủ.

Quyền lực chỉ phát huy tác dụng khi bạn đặt mình vào vị trí của người khác, kiểm soát cái tôi của mình và mang lại sự thay đổi phù hợp. Cởi mở để học hỏi những điều mới từ nhân viên, đối tác của bạn, các nhà cố vấn, các chuyên gia là một cách để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển.

>> THAM KHẢO Khóa Quản trị vận hành cho CEO doanh nghiệp SME: Lập kế hoạch - Quy trình - Báo cáo của Mr.Trần Anh Tuấn vào Thứ 7, Chủ nhật ngày 10 & 11/06/2023

Thông tin liên hệ:
Hotline: 098 412 69 12
Gmail liên hệ: care.247business@gmail.com
Nhắn tin tư vấn: m.me/ct247business

Bài viết cùng danh mục