16 cách giữ chân khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

16 CÁCH GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

1. Gia tăng trải nghiệm khách hàng

Thông thường, chúng ta thường hay xem trọng thứ được gọi là “trải nghiệm ban đầu”, bởi đây là nét ấn tượng riêng mà từng doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng. Khách hàng luôn mong muốn được sử dụng chất lượng và dịch vụ tốt nhất.

Do vậy, nếu bạn biết cách áp dụng những phương thức thu hút làm gia tăng trải nghiệm khách hàng thì đó chính là thứ đòn bẩy tạo ra những yếu tố tích cực. Từ đó sẽ hạn chế tối đa tỷ lệ khách hàng rời bỏ trong tương lai và biến họ thành khách hàng của doanh nghiệp.

2. Giữ cho sản phẩm và dịch vụ nhất quán

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm của các đối thủ kinh doanh, dẫn đến khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Để khách hàng luôn trung thành sử dụng sản phẩm của bạn tuyệt đối, bạn cần giữ được chất lượng sản phẩm cũng như giá trị của nó. Đây là bí quyết giữ chân khách hàng, khiến họ tin tưởng vào sản phẩm của bạn lâu dài.

3. Xây dựng cộng đồng cho khách hàng thân thiết

Chương trình khách hàng thân thiết là chương trình tặng thưởng diễn ra khi người tiêu dùng mua hàng nhiều lần từ một doanh nghiệp. Thông thường, khách hàng nhận được những thứ miễn phí dưới dạng như: thẻ thành viên, voucher, phần thưởng sau một số lần mua hàng hoặc các khoản chiết khấu cho một số mặt hàng.

Với cách giữ chân khách hàng này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Hơn nữa còn thúc đẩy khách hàng quay lại mua hàng nhiều lần.

4. Xây dựng chương trình ưu đãi có thời hạn

Khi chương trình ưu đãi có hạn diễn ra, khách hàng có nhiều khả năng mua nhiều hơn một sản phẩm. Đây cũng là một trong những phương pháp hữu ích trong chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

5. Tạo lịch để liên lạc với khách hàng

Cũng giống như gửi email định kỳ hàng tháng, để không bị nhầm lẫn và xảy ra sự thiếu sót trong việc giữ chân khách hàng bạn cần tạo ra một list lịch cụ thể để liên lạc với khách hàng. Thông qua list danh sách này, bạn sẽ biết được khách hàng nào cần phải tư vấn, chăm sóc và liên lạc về vấn đề gì.

6. Nói lời cảm ơn khách hàng

Tưởng chừng đây có vẻ là một điều khá đơn giản. Nhưng lời cảm ơn chính là cách tạo nên cho doanh nghiệp của bạn sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng khi họ đã mua và sử dụng sản phẩm của bạn và tăng khả năng giữ chân họ lại với doanh nghiệp hiệu quả.

Có thể thực hiện cảm ơn khách hàng theo một số cách sau:

- Lời cảm ơn trực tiếp: Thực hiện trực tiếp khi gặp khách hàng hoặc trong cuộc gọi điện thoại hoặc email.

- Gửi thư cảm ơn: Thư cảm ơn khách hàng có thể được gửi sau khi khách hàng mua và sử dụng sản phẩm hoặc ngay sau khi họ liên hệ với bạn.

- Công khai cảm ơn: Công khai cảm ơn khách hàng trên các mạng xã hội sẽ là cách mà bạn làm nổi bật vai trò của họ đối với doanh nghiệp, cách này thường được áp dụng với khách hàng có lịch sử mua hàng thường xuyên và khách hàng mua với số lượng đặc biệt lớn.

7. Gửi email định kỳ cho khách hàng

Một trong những bước quan trọng ít doanh nghiệp để ý đến chính là gửi email định kỳ cho khách hàng. Điều này sẽ làm gia tăng sự thân thiết giữa bạn và người mua từ đó gia tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng hiệu quả.

Chỉ cần bạn hẹn lịch và chăm chỉ gửi những lời hỏi thăm, lời chúc sức khỏe hay một mẫu tin nhắn về một chương trình khuyến mãi sẽ làm cho khách hàng họ cảm thấy mình được quan tâm. Điều này khiến người dùng dự định quay lại mua sản phẩm của bạn là cực kỳ dễ hiểu.

8. Cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng

Việc gọi tên khách hàng khi họ mua sản phẩm, hay gửi từng email cá nhân đến cho khách hàng sẽ khiến họ hài lòng hơn khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Không những thế cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng còn giúp doanh nghiệp của bạn trở nên chuyên nghiệp và ấn tượng hơn trong mắt khách hàng.

9. Tạo ngạc nhiên và thu hút cho khách hàng

Sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn, tùy thuộc vào điều kiện và lợi nhuận sản phẩm, bạn có thể gửi cho khách hàng một voucher giảm giá, hay một thiệp chúc mừng vào ngày sinh nhật để tạo cho họ sự bât ngờ. Đây mặc dù là một hành động nhỏ, nhưng nó là vũ khí đặc biệt trong chiến lược giữ chân khách hàng đang được nhiều doanh nghiệp hướng tới.

10. Tự động hóa tiếp thị

Tự động hoá tiếp thị giúp bạn có thể dễ dàng quản lý liên hệ của khách hàng, lên lịch gửi email quảng cáo, gửi thông báo sự kiện và email đến khách hàng nhanh chóng từ đó giúp giữ chân khách hàng hiệu quả.

11. Tiếp thị nội dung

Đây là một hình thức giữ chân khách hàng tập trung vào việc sáng tạo và truyền tải nội dung cho đối tượng mục tiêu. Thông qua giáo dục tiếp thị nội dung bạn có thể cung cấp những thông tin có giá trị, giúp khách hàng cảm thấy mình được tư vấn và tiếp thị được nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm. Bạn có thể cập nhật thông tin cho khán giả bằng cách duy trì viết các blog, khởi chạy các chiến dịch tiếp thị thông qua email…

12. Tạo chương trình giới thiệu sản phẩm mới

Việc tạo và giới thiệu sản phẩm mới là yếu tố cơ bản trong việc giữ chân khách hàng, Thông qua chương trình này, khách hàng có thể biết tới các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Giới thiệu đúng cách giúp khách hàng nhanh chóng sử dụng sản phẩm của bạn thay vì phải tự tìm kiếm.

13. Hỗ trợ khách hàng trên đa nền tảng

Người thông minh là người luôn biết cách chủ động, vì vậy để giữ chân khách hàng, bạn cần tìm đến khách hàng trước cả khi họ cần để cung cấp, hỗ trợ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Việc hỗ trợ khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau, giúp khách hàng thuận tiện, có nhiều lựa chọn và đưa ra “hành động” mua hàng nhanh chóng.

Hơn nữa doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng đa kênh để phân chia kế hoạch marketing thành các chiến lược trả tiền và kiếm tiền theo những cách triển khai khác nhau. Qua đó kiếm tiền từ lượng tương tác, tăng traffic và tìm điểm chạm khách hàng.

14. Trao đổi và lắng nghe nhu cầu khách hàng

Luôn lắng nghe và trao đổi với khách hàng về những băn khoăn, thắc mắc mà họ đang gặp phải cũng là một cách hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng. Thông qua những cuộc trò chuyện này, mọi khúc mắc về sản phẩm sẽ được tháo gỡ, và việc mua hàng quay trở lại của khách hàng là điều không quá đỗi ngạc nhiên.

15. Tạo khoảng cách với đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, sự biến động của thị trường luôn thay đổi với nhiều sự phát triển vượt bậc của các đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, bạn cần phải xem xét chiến lược của đối thủ một cách kĩ càng để có được sự thay đổi và ứng biến phù hợp trong việc giữ chân khách hàng của mình. Dẫn đầu các xu hướng cũng là cách để khách hàng đánh giá cao giá trị thương hiệu, sẽ có sự ưu tiên hơn khi đặt ra so sánh với các thương hiệu khác.

16. Trao quyền cho khách hàng

Trao quyền cho khách hàng là cách bạn để cho khách hàng chủ động hơn khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Một vài việc làm trong đó có thể kể đến như đặt trước sản phẩm, thanh toán online. Một vài chuỗi cafe cũng đang áp dụng thử cách làm này để giữ chân khách hàng bằng việc đặt chỗ ngồi và thanh toán tiền đồ uống trước khi khách tới cửa hàng.

Thông tin khóa học "Xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng" cùng Mr Trần Anh Tuấn tham khảo tại đây https://www.trananhtuan.com.vn/httnkhface2705

Bài viết cùng danh mục